Những lưu ý cần tránh khi uống cà phê để tốt cho sức khỏe

 Những lưu ý cần tránh khi uống cà phê để tốt cho sức khỏe

Cà phê là loại thức uống phổ biến và được nhiều người yêu thích, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe… Với nhiều người, nỗi ngày đều thưởng thức tách cà phê để bắt đầu một ngày mới tỉnh táo và tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, để tốt cho sức khỏe, bạn cần lưu ý những điều sau:

Không uống cà phê khi đói

Uống cà phê trong khi bụng trống rỗng, không có gì thì cà phê có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày của bạn và gây ra các triệu chứng như ợ nóng, khó tiêu. 
Uống cà phê khi đói cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống thân fkinh của bạn, gây ra cảm giác bồn chồn, lo âu. Nếu như không thể chuẩn bọ được một bữa sáng đầy đủ thì bạn có thể ăn nhẹ gì đó trước khi làm tách cà phê. 

Không pha cà phê có nồng độ quá đặc

Cà phê chứa caffeine - một chất kích thích làm hưng phấn hệ thần kinh mạnh hơn trà, vì vậy, uống cà phê được cho là một cách vực lại tinh thần làm việc và chống chọi với cơn buồn ngủ hiệu quả. Cà phê có tác dụng trong việc làm giãn nở và thu nhỏ các nhánh phế quản, tác động đến hệ tim mạch, làm tăng khả năng cung cấp máu của tim, làm tăng nhịp đập của tim. Vì vậy, nếu uống những ly cà phê đậm đặc sẽ khiến tim đập nhanh, huyết áp cũng tăng và xuất hiện những hiện tượng khác thường như: nôn nóng, sốt ruột, bất an, ù tai và chân tay run. Với những người bị bệnh cao huyết áp, bệnh động mạch vành còn có thể dẫn tới những cơn đau thắt tim.

Không uống quá nhiều cà phê trong ngày

Cà phê là một loại thức uống cung cấp năng lượng rất tốt, nhưng nếu sử dụng quá mức lại rất có hại. Một số người vì stress công việc hay một số người “nghiện” cà phê, có thể uống 4,5 ly cà phê với hàm lượng caffeine cao mỗi ngày. Tuy nhiên, làm như vậy về lâu dài rất có hại cho sức khỏe. Sử dụng quá nhiều caffeine có thể gây lo âu và kích thích. Về lâu dài, bạn có thể bị phụ thuộc vào caffeine để duy trì sự tỉnh táo. Nếu bạn thực sự phải uống nhiều cà phê, hãy lựa chọn loại đã khử hoặc đã giảm bớt caffeine.

Không nên uống cà phê khi đang uống thuốc

Thuốc và cà phê không được dùng cùng nhau vì nếu không sẽ làm cho dạ dày bị kích thích ở cường độ mạnh. Ngoài ra, chất caffeine trong cà phê có thể gây tương tác với một số dược phẩm như làm mất tác dụng của thuốc an thần gây ngủ, hoặc một số loại kháng sinh khi uống cùng lúc với cà phê sẽ làm tăng tác dụng kích thích của caffeine. Vì vậy, khi uống thuốc nên tránh uống cà phê, nếu uống phải đảm bảo thời gian cách xa từ 2 - 3 giờ.


 Những lưu  ý cần biết khi uống cà phê để tốt cho sức khỏe

Không uống cà phê có nguồn gốc không rõ ràng

Thực phẩm bị nấm mốc nói chung đều là nguồn gốc gây nên những căn bệnh ung thư nguy hiểm khi được hấp thụ vào cơ thể, nhất là những loại hạt ngũ cốc. Với điều kiện thời tiết nhiệt đới như ở nước ta, các loại thực phẩm rất dễ bị ẩm, mốc, do đó, tiêu chí đầu tiên để lựa chọn cà phê chuẩn, ngon chính là cà phê phải tươi mới, sạch sẽ, không bị nấm mốc. Vì nếu sử dụng loại thực phẩm bị nhiễm nấm sẽ có khả năng gây ung thư và rất có hại cho sức khỏe.

Do đó, để đảm bảo sức khỏe và thưởng thức được một tách cà phê ngon, bạn cần chọn mua những loại cà phê có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để tránh mua phải những loại cà phê kém chất lượng, bị pha trộn hoặc bị ẩm mốc gây không tốt cho sức khỏe.

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget