Các khu vực trồng nhiều cà phê ở Lâm Đồng

 Các khu vực trồng nhiều cà phê  ở Lâm Đồng

Với độ cao 800- 1500m trên mực nước biển, Cao nguyên Di Linh là một trong hai cao nguyên chính bao gồm toàn bộ diện tích tỉnh Lâm Đồng (cao nguyên thứ hai là Lâm Viên). Với lợi thế về độ cao này, giúp Lâm Đồng trở thành vùng cà phê chất lượng cao nhất nước ta. Vùng cà phê Lâm Đồng được trồng trên các cao nguyên Đà Lạt, Di Linh, Bảo Lộc với những độ cao khác nhau.

Hiện tại, tỉnh Lâm Đồng đã có thương hiệu độc quyền cà phê Arabica Lang  Biang, vùng nguyên liệu với diện tích 3.154 ha và đang nỗ lực xây dựng thương hiệu độc quyền cà phê chè Cầu Đất tại Đà Lạt với diện tích 3.050 ha. Ngoài hai địa phương Lạc Dương và Đà Lạt, theo quy hoạch chung về cây cà phê của tỉnh, diện tích cà phê chè còn được phát triển ở một vài huyện xung quanh như Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương và Đam Rông.

Dự kiến đến năm 2020, diện tích cà phê chè tỉnh Lâm Đồng sẽ tăng lên, chiếm khoảng 20% – tăng gần gấp đôi so với hiện nay (khoảng 30.000 ha).


Các cao nguyên trồng nhiều cà phê tại Lâm Đồng

Cao nguyên Đà Lạt
Cao nguyên Đà Lạt ở độ cao 1500m, khí hậu ở đây mang đặc tính của kiểu khí hậu ôn đới, mát quanh năm. Khí hậu Đà Lạt mang nhịp điệu hai mùa (mùa mưa và mùa khô). Cà phê Arabica trồng ở đây sinh trưởng rất tốt cho sản lượng cao và đặc biệt là chất lượng rất cao được người tiêu dùng đánh giá cao.

Cà phê phát triển tốt tại cao nguyên  Đà Lạt


Cao nguyên Di Linh
Nằm ở trung tâm của các huyện Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng có diện tích khoảng 200km2 trải dài theo hướng Đông bắc – Tây nam. Với địa hình phân biệt rõ rệt cao dần từ 850m ở huyện Bảo Lộc phía Tây nam lên đến 1000m ở huyện Đức Trọng phía Đông bắc. Đất ở đây chủ yếu thuộc đất nâu đỏ trên bazan. Khí hậu ở đây mang tính chất nhiệt đới ẩm rõ rệt và nổi lên vai trò của vị trí địa lý và chiều cao địa hình, chịu ảnh hưởng sớm nhất của các khối không khí xích đạo nóng và ẩm vào mùa hạ nhưng nền nhiệt bị giảm nhiều do chiều cao địa hình lớn.

Một đặc điểm khác là có thể nói cao nguyên Di Linh không có tháng nóng (trên 25 độ C). Lượng mưa ở vùng này phân bố không đều. Bảo Lộc đón gió Tây nam sớm nhất nên có lượng mưa cao nhất là 2800mm (với 185 ngày mưa). Ở huyện Di Linh lượng mưa chỉ còn trên 1800mm (với 150 ngày mưa). Đức Trọng vì địa hình khuất gió, lượng mưa chỉ còn trên 1600mm (với 151 ngày mưa). Mùa mưa ở đây dài hơn và mùa khô ngắn hơn, bớt khốc liệt như các vùng Đaklak, Gialai.


Cao nguyên cà phê Di Linh


Để phát triển ngành hàng cà phê đặc sản, tham gia vào thị phần cà phê nhiều tiềm năng này trước mắt các doanh nghiệp, người nông dân trồng cà phê phải vào cuộc thay đổi tư duy sản xuất, chế biến, nâng cao chất lượng cà phê, tăng cường mời gọi, quảng bá cà phê và các sản phẩm cà phê, chúng ta phải khẳng định rằng Việt Nam không chỉ nhiều cà phê, có cà phê ngon mà còn có cà phê đặc sản.

Nâng cao chất lượng trong quy trình thu hái và chế biến thô bên cạnh việc đưa công nghiệp chế biến tạo ra các sản phẩm cà phê đạt tiêu chuẩn là các yếu tố quan trọng để giữ gìn,phát triển ngành cà phê nước ta.

Thay đổi văn hóa sử dụng cà phê chuyển sang sử dụng cà phê rang xay nguyên chất nhằm đảy mạnh năng lực tiêu thụ nội địa là vấn đề cần thiết nhất hiện nay của người dân Việt Nam.

Tham khảo: crown coffee

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget